Theo nghiên cứu của Amin Haghani và cộng sự đăng trên Tạp chí liên ngành dành cho thuốc bản địa (An Interdisciplinary Journal Devoted to Indigenous Drugs). Dịch chiết từ yến sào có tác dụng tăng sức đề kháng và ngăn chặn sự lây nhiễm từ các dòng virut cúm.
Thí nghiệm trên chuột về khả năng kháng và ngăn chặn các dòng virus cúm của dịch chiết cô đặc yến sào
Nhiều chức năng sinh học của acid sialic đã được ghi nhận như: Tăng cường miễn dịch, kích thích hình thành hormone, kích thích sự hình thành tế bào, ngăn chặn virus cúm,… Trong thành phần tổ Yến cũng đã phát hiện tới 18 acid amin và sự hiện diện đầy đủ của 8 acid amin thiết yếu cho cơ thể. Serine, threonine, aspartic, glutamic, proline và valine là các acid amin phổ biến được phát hiện trong tổ Yến (Kathan và Weeks, 1969); đây là những acid amin có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe.
Theo đề tài “Nghiên cứu chất hoạt tính sinh học trong tổ yến Khánh Hòa” của PTS. Ngô Thị Kim năm 1996 thực hiện trên yến đảo thiên nhiên Khánh Hòa: ngoài các acid amin kể trên, trong tổ yến còn có glucosamine, trytophan, là những chất đã được nói đến nhiều trong phòng chống phóng xạ, ung thư… Ngoài ra, các acid amin như acid sialic với hàm lượng 8.6% và tyrosine với hàm lượng 5,6% là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương, kích thích sinh trưởng hồng cầu.
Nghiên cứu của PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa, Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường thuộc Trường Đại học Nha Trang cho thấy tổ yến đảo thiên nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, acid threonin rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám, bảo vệ da.